Đi lặn biển cần chuẩn bị những thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp gì?

Người đăng: Nguyễn Hoàng Ngày đăng: 15/12/2023 11:38:16

Lặn biển là hoạt động khám phá đại dương được nhiều người yêu thích và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn của thế giới đại dương, và trong lúc lặn bạn phải chuẩn bị các thiết bị lặn chuyên dụng, sau đây Plan To Travel sẽ giới thiệu một số thiết bị cần thiết bạn cần chuẩn bị cho chuyến lặn biển của mình thêm an toàn, chuyên nghiệp!

Đi lặn cần chuẩn bị gì

Khi tham gia lặn biển, bạn cần có các trang bị cơ bản như: Bộ đồ lặn biển, mắt kính lặn biển, chân vịt, ống thở lặn biển/bình dưỡng khí, máy ảnh dưới nước / case chống nước cho điện thoại, máy đo độ sâu, máy đo áp suất chìm & la bàn.

Tìm hiểu thêm về: Hướng dẫn sử dụng đồ bảo hộ snorkeling tại Phú Quốc

Bộ đồ lặn biển (Scuba diving suit)

Một bộ đồ lặn tốt sẽ giữ ấm cho cơ thể bạn khi đang lặn, bởi vì trong nước cơ thể bạn sẽ bị mất nhiệt nhanh hơn 20 lần so với trong không khí, bộ đồ lặn có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự mất nhiệt đó. Ngoài ra sẽ giúp bạn không bị trầy xước khi va đập. Hãy chọn một bộ đồ lặn tốt, vừa vặn với người, nếu bị chật bạn sẽ khó thao tác và máu khó lưu thông, còn bộ đồ rộng quá vì sẽ làm cơ thể bị mất nhiệt.
Hiện này có 3 loại đồ lặn:

  • Bộ đồ lặn sát người (bodysuit): thường được làm bằng nilon, bộ đồ này sẽ bảo vệ cơ thể bạn tránh bị trầy xước, và chống nắng hiệu quả khi lên mặt nước. Nhưng khuyết điểm của nó là cách nhiệt kém, bạn chỉ nên mặc nó ở vùng nước ấm.

  • Bộ đồ lặn ướt (wetsuit): đây là đồ lặn thông dụng được nhiều người dùng, có khả năng cách nhiệt thích hợp ở nước lạnh 10 độ C hay nước ấm 30 độ C.

  • Bộ đồ lặn khô (drysuit): Đây là bộ đồ lặn chất lượng giúp bạn cách ly với nước và làm cho bạn khô ráo. Bộ đồ này cực kỳ ấm, chuyên dùng để lặn ở môi trường nước lạnh khoảng dưới 10 độ C.

    Bộ đồ lặn biển (Scuba diving suit)
    Bộ đồ lặn biển (Scuba diving suit) - Ảnh sưu tầm

Mắt kính lặn biển (Scuba diving goggles)

Đây là thiết bị thường được làm bằng vật liệu chắc chắn và có độ trong suốt cao hỗ trợ bạn nhìn rõ hơn dưới nước. Mắt kính tốt sẽ là mắt kính có tầm quan sát rộng và nhìn rõ, lớp su mềm, lặn sâu thì không bị vào nước và lâu bị biến chất.

Mắt kính lặn biển (Scuba diving goggles)
Mắt kính lặn biển (Scuba diving goggles) - Ảnh sưu tầm

Chân vịt (Scuba diving fins)

Chân vịt giúp bạn di chuyển nhanh nhẹn và dễ dàng hơn trong nước, để bạn bớt bị mỏi khi lặn sâu hoặc bơi xa vì khi bơi nó sẽ có tác dụng giảm bớt lực cản của nước cùng với dòng chảy để tránh mất sức. Bạn hãy chọn chân vịt vừa vặn với chân của mình, nếu chật quá sẽ gây đau chân hoặc rộng quá thì có thể bị tụt chân vịt thường xuyên và khiến bạn mỏi chân. Một cặp chân vịt tốt là loại chân vịt phải có độ dẻo tốt, bền và lực rẽ nước nhiều, rất thoải mái khi bơi.

Chân vịt (Scuba diving fins)
Chân vịt (Scuba diving fins) - Ảnh sưu tầm

Ống thở lặn biển (Scuba diving snorkel)

  • Đây là một vật dụng cần thiết phải có khi lặn biển, ống thở là một thiết bị giúp cho thợ lặn có thể lấy khí oxy từ bình khí và dẫn đến cho miệng để hít thở. Nó được làm bằng nhựa PVC, có độ dài khoảng 1,5 đến 2 mét và được gắn vào mũ lặn. Ống thở giúp bạn thở dễ dàng trong khi bơi xa và lặn sâu.

  • Lần đầu dùng trước khi lặn xuống bạn nên đem theo ống thở và cúi mặt xuống nước để thở đều, khi quen dần muốn lặn thì hãy nín hơi và lặn xuống

  • Đặc biệt chú ý, trong khi lặn bạn không được hít vào bằng miệng vì ở trong ống hiện đang chứa đầy nước nếu như không làm vậy sẽ bị sặc ngay vì uống nước. Sử dụng được ống thở thì bạn thoải mái và thích thú khi quan sát thế giới đại dương một cách liên tục mà không cần phải cứ ngước lên và ngụp xuống.

    Ống thở lặn biển (Scuba diving snorkel)
    Ống thở lặn biển (Scuba diving snorkel) - Ảnh sưu tầm

Bình dưỡng khí (Scuba)

Đây là vật dụng thiết yếu khi lặn bình khí, nếu bạn lặn sâu và có thời gian dài ở dưới nước thì cần trang bị bình dưỡng khí để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Các bình dưỡng khí hầu hết có định mức áp suất tối đa khoảng 2000 đến 3500 psi và thường được làm từ thép hoặc nhôm. 
Việc sử dụng bình khí đúng cách là điều quan trọng vì nó sẽ đảm bảo an toàn cho thợ lặn. Bình khí phải được bảo quản kỹ và kiểm tra định kỳ, phòng trường hợp bị rò rỉ hoặc gặp sự cố trong quá trình sử dụng.

Bình dưỡng khí (Scuba)
Bình dưỡng khí (Scuba) - Ảnh sưu tầm

Máy ảnh dưới nước / Case chống nước cho điện thoại

Nếu bạn muốn ghi lại những thước phim và khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến lặn biển của mình, thì hẳn không thể thiếu được chiếc máy ảnh dưới nước, chúng có vỏ chống thấm nước, có dây đeo cổ và giúp bạn dễ dàng quay phim dưới nước. Hãy chú ý lựa chọn loại có chỉ số chống nước phù hợp với độ sâu và thời gian lặn của bạn nhé.

Máy ảnh dưới nước / Case chống nước cho điện thoại
Máy ảnh dưới nước / Case chống nước cho điện thoại - Ảnh sưu tầm

Máy đo độ sâu, đồng hồ lặn, máy đo áp suất chìm & la bàn

Đồng hồ lặn với khả năng chống nước và độ chính xác cao, chúng có vai trò quan trọng khi lặn, giúp thợ lặn theo dõi thời gian và độ sâu khi hoạt động dưới nước.

Máy đo độ sâu, đồng hồ lặn, máy đo áp suất chìm & la bàn
Máy đo độ sâu, đồng hồ lặn, máy đo áp suất chìm & la bàn - Ảnh sưu tầm

Máy đo độ sâu ghi lại cả độ sâu hiện tại và độ sâu tối đa đạt được trong suốt quá trình lặn. Đồng thời, đồng hồ đo áp suất chìm (SPG) hiển thị lượng khí còn lại trong bình lặn, giúp theo dõi nguồn cung khí khi lặn.
La bàn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng khi bạn lặn, đặc biệt là trong điều kiện tầm nhìn thấp. Việc xác định vị trí là quan trọng để tránh lạc lối và giảm nguy cơ hoảng sợ, đồng thời giúp tiết kiệm lượng không khí cần thiết.

Những vật dụng cần chuẩn bị sau lặn

  • Bộ đồ dự phòng

Sau khi lặn xong và bạn lên tàu, bạn sẽ cảm thấy lạnh và lúc này cần phải giữ ấm cho cơ thể, hãy mang theo một bộ đồ dự phòng, hoặc ít nhất là một chiếc khăn tắm để lau khô cơ thể nhé!

  • Bộ sơ cứu

Đây là thứ cần mang theo trong trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp, cần nên có thuốc giảm đau và dị ứng, các vật dụng chăm sóc vết thương và các vật dụng sinh tồn như một tấm chăn phản quang khẩn cấp. Hãy để chúng trên tàu hay tại nơi gần địa điểm lặn để lấy thật nhanh khi cần thiết nhé!

  • Nhật ký lặn

Bạn có thể ghi lại trải nghiệm của mình, hoặc với một thợ lặn chuyên nghiệp, họ sẽ ghi lại vì mục đích an toàn, trong nhật ký sẽ có thông tin lặn cơ bản như ngày, giờ và vị trí; thời gian ở dưới đáy, độ sâu tối đa đạt được hay sự thích thú khi gặp được một vài sinh vật lạ dưới đáy đại dương.
Hãy lựa chọn những thiết bị cần thiết cho một chuyến khám phá đại dương của bạn, hãy tận hưởng chuyến lặn của mình một cách trọn vẹn nhất và ghi lại những khoảnh khắc thú vị khi khám phá dưới đáy đại dương nhé!

Nguyễn Hoàng
Tác giả
Nguyễn Hoàng
Vui lòng  đăng nhập  để bình luận