Người đăng: Hoàng Nguyễn Ngày đăng: 17/10/2023 06:58
Bạn muốn khám phá hàng trăm loài san hô rực rỡ và thủy sản đa dạng đầy sinh động dưới đáy đại dương, vậy bằng cách nào? Snorkeling và diving là 2 cách để lặn ngắm san hô hút khách nhất hiện nay. Là tín đồ của yêu thích trải nghiệm lặn biển, bạn đã từng nghe thấy 2 khái niệm này, vậy nó khác nhau ở điểm nào? Kỹ thuật lặn? Thời gian lặn dưới nước hay thiết bị lặn khác nhau? Hãy cùng Plan To Travel tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Snorkeling là hình thức lặn sử dụng các thiết bị lặn tối giản gồm: ống thở và kính lặn hoặc mặt nạ lặn biển có ống thở, chân vịt và áo phao. Cách này cho phép người lặn ngắm san hô ở cự ly gần, và khám phá ở các vùng nước từ 1 - 10m, đặc biệt Snorkeling cho phép người không biết bơi có thể lặn ngắm san hô bình thường.
Diving là hình thức lặn có các trang bị như: bộ đồ bơi, cặp chân vịt, bình dưỡng khí, tạ chì, mắt kính. Khi bạn lặn ngắm san hô bằng cách này sẽ xuống được tận dưới đáy biển, được tận mắt nhìn thấy hàng nghìn sinh vật biển và rạn san hô tuyệt đẹp đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, hình thức này yêu cầu người lặn phải có kỹ năng lặn để khám phá được độ sâu cao hơn từ 5 - 40m, hay cách thở dưới nước, cách để không bị ù tai khi xuống nước ở độ sâu từ 6 - 8m. Trong quá trình lặn, sẽ có thợ lặn đi kèm với bạn trong suốt hành trình lặn.
Sau đây là những phân tích sâu hơn về sự khác biệt giữa Snorkeling và Diving mà Plan To Travel tổng hợp được để giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 hình thức này:
Đặc điểm |
Snorkeling |
Diving |
---|---|---|
Ưu điểm |
Thích hợp với lặn tự do không phụ thuộc vào nhiều thiết bị. |
Khám phá hệ sinh thái dưới biển đa dạng. |
Nhược điểm |
Không thể ngắm được hệ sinh thái sâu hơn nếu không bơi/lặn tốt. |
Chi phí cao hơn |
Trang thiết bị hỗ trợ |
Là hình thức lặn gần mặt nước nên cần dùng bộ ba: chân vịt, kính lặn và ống thở hoặc mặt nạ lặn biển, áo phao. |
Có sự hỗ trợ của các thiết bị thở dưới nước như: mặt nạ lặn chuyên dụng, trang phục lặn biển, thiết bị hỗ trợ nổi, bình khí nén với bộ điều chỉnh bình dưỡng khí và vây bơi. |
Khả năng chuyên môn |
Yêu cầu kỹ năng bơi với chân vịt. |
Yêu cầu bạn biết bơi cơ bản và cả kỹ năng lặn và kiến thức cơ bản về lặn biển như: ra hiệu bằng dấu tay, sử dụng bình dưỡng khí, phải có sức khỏe thể chất (không mắc bệnh tim mạch, hô hấp) và tinh thần tốt. |
Thời gian lặn dưới nước |
Vì ống thở có khả năng cung cấp đủ không khi cho bạn trong quá trình lặn nên bạn có thể thỏa sức lặn không giới hạn thời gian nhé. |
Trong bình dưỡng khí được hỗ trợ lượng khí để bạn lặn ở những vùng sâu hơn nên thời gian lặn không quá 30 phút để đảm bảo an toàn cho quý khách. |
Lưu ý khi lặn |
Không bao giờ lặn một mình, đặc biệt nếu bạn không biết rõ về khu vực mình lặn. |
Bạn sẽ dễ bị đau tai khi lặn vì không quen với áp suất cao dưới đó, hãy bịt mũi lại và đẩy một hơi thật mạnh để áp suất được cân bằng bên trong và bên ngoài nhé. |
Các bạn tuyệt đối không được chạm hay bẻ san hô.
Khi bơi, hãy cẩn thận và tránh tiếp xúc với các sinh vật biển để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và chúng.
Để duy trì sức khỏe và bảo vệ da khỏi vi sinh vật gây ngứa cũng như tác động của ánh nắng mặt trời, nên mặc áo bơi bằng thun lạnh, bó sát cơ thể với tay dài. Điều này cũng giúp bạn dễ dàng được nhận biết trong vùng biển rộng lớn và được cung cấp sự hỗ trợ khi cần đối mặt với các tình huống khẩn cấp.
Áo phao là một thiết bị không thể thiếu khi bạn tham gia hoạt động lặn biển. Nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của bạn trên mặt nước. Hãy chắc chắn rằng áo phao bạn chọn phải vừa với kích thước cơ thể của bạn.
Qua bài chia sẻ trên của Plan To Travel, hy vọng đã mang đến cho bạn thêm những kiến thức về sự khác nhau giữa hai hình thức lặn ngắm san hô này. Bạn đã biết nên chọn hình thức nào để trải nghiệm ngắm san hô phù hợp với mình nhất chưa? Chia sẻ cho Plan To Travel biết với nhé!